Chàng tiên cá bé nhỏ – Chương 5

    Thuộc truyện: Chàng tiên cá bé nhỏ

    Sau khi chuyển nhà, Tiết Định Ngạc thích ứng rất nhanh.

    Trong sân nhà Cận Sở trồng hoa. Tiết Định Ngạc thích nằm bên chậu hoa ngửa bụng phơi nắng. Có đôi khi chộp cơ hội còn sẽ hoạt bát bắt bươm bướm.

    Sau khi kết thúc ngày nghỉ mùng một tháng năm, tôi về trường đi học. Giáo viên chủ nhiệm gọi tôi vào văn phòng, đại khái là nói cho tôi về chuyện bố mẹ.

    Máy bay gặp tai nạn, không có lời trăn trối, cũng không để lại hài cốt.

    Tôi nhớ tôii mấy ngày trước khi mẹ gọi điện thoại cho tôi, tôi không vui hỏi họ khi nào mới không đi nữa. Tôi còn nhớ rõ giọng nói dịu dàng của mẹ khi dỗ dành tôi lúc đó.

    Tôi hoảng hốt nghĩ rằng, nhất định là họ muốn dành cho tôi một niềm vui bất ngờ nên mới không nói cho tôi biết tin họ sắp trở về trước đó.

    Giáo viên chủ nhiệm nói nếu trong cuộc sống tôi gặp phải khốn khó gì thì có thể tìm thầy ấy, xin chia buồn với tôi.

    Mùa hoa anh đào đã đi qua, hoa ngoài cửa sổ đã úa tàn. Tôi khom lưng vái chào thầy, thấp giọng nói cám ơn thầy.

    Tôi chậm rãi bước về trên hành làng, đi ngang qua những căn phòng đang trong giờ học cùng với những cây anh đào chỉ còn lại lá xanh. Trong lòng tôi trống rỗng, nhưng bất ngờ là không khó chịu nhiều lắm.

    Tôi nhớ cậu ấy từng nói thích hoa anh đào, bởi vì nó giống như tuyết vậy. Bây giờ tuyết đã tan mất rồi, không còn nữa.

    Giống như hơi nước trong cơ thể tôi, đã bốc hơi hết cả rồi, cho nên cũng không có nước mắt nữa.

    Tôi đi vào phòng học. Cậu ấy giương mắt nhìn tôi, sau khi tôi ngồi xuống, cậu ấy nhẹ nhàng nắm lấy tay tôi.

    Bàn tay cậu ấy luôn ấm áp như vậy. Tôi mỉm cười với cậu ấy một chút.

    Mùa xuân này ngắn ngủi như một cơn gió thổi qua bên ngoài. Chỉ trong chớp mắt thời gian đã trôi qua.

    Cuối tháng sáu là thi cuối kỳ, lớp phó học tập cố ý bắt tay với Cận Sở trước khi thi, nói muốn dính chút may mắn.

    Thi xong chính là nghỉ hè. Trong trí nhớ của tôi, kỳ nghỉ hè luôn luôn chỉ có ánh nắng đốt người, nóng đến mức nhựa đường cái sắp phải tan chảy, còn có tiếng ve ầm ĩ, kem còn bốc hơi lạnh.

    Ngày đầu tiên của kỳ nghỉ hè, tôi bèn kéo Cận Sở đi tôii chợ bán sỉ mua một thùng kem lớn, vị gì cũng có, sữa bò dâu tây dứa chocolate vanilla, đủ để nhét đầy cái tủ lạnh.

    Trên đường về chúng tôi đi đường tắt. Phải trải qua một ngõ hẻm nhỏ rất hoang vu im lặng. Trong đó có một quán café. Lúc đi ngang qua, tôi nhìn thấy ngoài tiệm có một tấm biển thông báo tuyển người.

    Cận Sở cũng nhìn chằm chằm vào thông báo tuyển người kia mấy lần. Tôi cười nói:

    – Chỗ hoang vắng như thế này mà cũng làm ăn được, đúng là lạ.

    Cận Sở thu hồi ánh mắt quay sang nhìn tôi, không nói lời nào. Tôi giật tôi, hỏi:

    – Cậu muốn đi phỏng vấn à?

    Cậu ấy cười một chút, gật đầu, rồi dùng thủ ngữ nói: Nhưng tôi không nói được. Thật tiếc.

    – Không sao, đi theo tôi.

    Tôi kéo cậu ấy đi. Lúc này trong quán café chỉ có hai ba người đang ngồi. Một cậu trai mặc áo thun trắng đang nằm bò trên quầy chơi di động, thoạt nhìn cũng không lớn hơn chúng tôi là mấy.

    Trên cửa tiệm café có treo một chuỗi chuông gió. Có người mở cửa đi vào thì chuông gió sẽ vang lên leng keng. Tôi kéo Cận Sở qua đó, cậu trai đang nằm bò trên quầy đứng thẳng dậy quan sát chúng tôi.

    – Muốn gọi cái gì?

    Cậu ta hỏi.

    – Có nhận người không vậy?

    Tôi nở nụ cười thật tươi với cậu ta:

    – Mua một tặng một đó nha.

    Ông chủ quán café này họ Nguyên, tôi gọi anh ấy là anh Nguyên.

    Anh ấy rất tốt, quan sát chúng tôi một lúc rồi cất tấm biển thông báo tuyển người đi. Đồng thời sau khi tôi nói rõ tình huống của Cận Sở thì cũng không đồng ý đề nghị mua một tặng một mà nhất quyết muốn phát đủ tiền lương cho hai người chúng tôi.

    – Bởi vì Tiểu Cận đẹp mắt chứ sao.

    Anh ấy nói rất đương nhiên.

    – Sắc đẹp thay cơm đó có hiểu không?

    Tôi là một thiếu niên chính trực, tôi chỉ biết cái gọi là thực sắc tính dã thôi.

    Hôm đó lúc về tôii nhà thì kem đã tan mất gần hết rồi. Nếu nhét vào trong tủ lạnh thì có lẽ sẽ đông thành một cục hình dạng kỳ lạ mà thôi. Cận Sở hơi áy náy, tôi vừa hề là hình dạng cũng không ảnh hưởng tôii hương vị, vừa đòi cậu ấy làm món sườn chua ngọt vào bữa tối cho tôi để bồi thường.

    Cậu ấy làm sườn chua ngọt rất hợp khẩu vị của tôi. Rõ ràng tài nấu ăn của tôi tốt hơn cậu ấy nhiều, nhưng kiểu gì cũng không học được, đành phải cho rằng là có lực lượng thần bí nào đó xen vào.

    Buổi tối tôi cũng được mãn nguyện ăn no nê một bữa, ngủ ngon.

    Hôm sau, anh Nguyên đích thân thể hiện cho tôi biết cái gì là sắc đẹp thay cơm.

    Anh ấy đặt Cận Sở ở sau quầy, bảo cậu ấy mỉm cười với mỗi người khách trong quán. Bởi vì cậu ấy không thể nói chuyện nên tôi sẽ phụ trách ghi đơn thu tiền. Anh Nguyên nấu café, sau đó phái Cận Sở bưng qua, thuận đường tặng một nụ cười nhẹ.

    Bất ngờ là hiệu quả còn rất là tốt. Từ sau khi một thiếu nữ vào nhầm tiệm café lơ mơ gọi một ly café dưới thế công mỉm cười của cậu ấy, đã có rất nhiều nữ sinh ở các trường trung học gần đó bắt đầu cả đàn cả lũ kéo nhau xuất hiện trong cửa hàng để vây xem cậu ấy, cũng thuận tiện đến ăn bánh ngọt.

    Quán café thuận lợi chuyển hình, từ nơi tụ tập của những người trung lão niên biến thành quán yêu đương của các thanh thiếu niên đầy bong bóng màu hồng.

    – Mấy ngày nay Tiểu Cận bị lạc giọng.

    Anh Nguyên giải thích với khách hàng như vậy, thái độ rất thoải mái, thế mà lại không có ai nghi ngờ gì cả.

    Cận Sở đứng ở bên cạnh, mỉm cười xin lỗi khách hàng. Nụ cười sáng chói khiến người ta hoa mắt mê say.

    Tôi nhìn cậu ấy, bỗng phát hiện kỳ thật nụ cười của cậu ấy chưa bao giờ thay đổi. Chẳng qua người chung quanh đã thay đổi nên mọi thứ mới khác biệt hẳn.

    – Đã biết cái gì gọi là sắc đẹp thay cơm chưa? Thiếu nữ tươi tắn đáng yêu mới là chân lý cuộc đời nhé.

    Anh Nguyên nói như thế, quay đầu đầy hưng trí chỉ huy Cận Sở xay hạt café, ném chân lý cuộc đời của anh ấy sang một bên không do dự chút nào.

    Lúc không có khách cần chiêu đã thì anh Nguyên luôn tay cầm tay dạy cậu ấy cách nấu café, đánh bọt sữa, nướng bánh ngọt hương vị ngọt ngào.

    – Chờ Tiểu Cận xuất sư rồi thì anh sẽ được giải phóng.

    Trên mặt anh ấy tràn đầy chờ mong với tương lai, dạy dỗ càng ra sức hơn.

    Tôi tỏ vẻ kháng nghị với điều này. Tại sao cậu ấy học nấu café, còn tôi lại chỉ có thể quét dọn rửa ly chén?

    Anh Nguyên buông hai tay:

    – Thì cũng phải có người làm chứ. Hay là cậu đến nấu café để Tiểu Cận đi làm cu ly? Chỉ cần cậu chịu thì đương nhiên anh đây không có vấn đề gì.

    Tôi lập tức câm miệng.

    Café do cậu ấy nấu phần lớn đều vào bụng tôi. Từ ban đầu cực kỳ khó uống cho đến có hơi khó uống chút xíu, rồi đến có thể uống với với cũng không tệ lắm, cậu ấy tốn thời gian gần một tháng. Nhưng cậu ấy học nướng bánh lại vừa nhanh vừa ngon. Sau khi anh Nguyên nếm thử một miếng thì nói cậu ấy không lựa chọn đi làm thêm ở tiệm bánh ngọt đúng là một tổn thất.

    Cậu ấy chỉ cười, lúm đồng tiền nhợt nhạt hiện lên trên má, sau đó quay người đi thay đĩa than mới cho máy hát.

    Trong quán café thường quanh quẩn âm nhạc với tiết tấu dịu nhẹ, có khi là khúc nhạc dương cầm sạch sẽ trong vắt, có lúc lại là nhạc nhẹ âm điệu buồn bã. Tôi nói với anh Nguyên rằng điểm này không giống với phong cách của anh ấy. Anh ấy cười to, sau đó nói với tôi rằng đây đúng là không phải phong cách của anh ấy, đều do người khác chọn thôi.

    Tôi hỏi anh ấy người khác là ai, anh ấy suy tư gõ quầy, sau đó cười tủm tỉm sai tôi đi lau bàn.

    Không muốn trả lời thì sai sử tôi, thế giới người lớn thật đúng là quá ác liệt!

    Đầu tháng bảy, trời mưa to mấy ngày liền. Chỗ trũng trên con đường nhỏ đều bị nước ngập úng. Anh Nguyên gọi điện thoại lại đây nói cho chúng tôi nghỉ mấy ngày, chờ mưa tạnh rồi lại qua đó làm việc.

    Tôi nói cảm ơn anh ấy, sau đó cúp điện thoại đi giúp Cận Sở chuyển hoa từ ngoài sân vào nhà.

    Trời mưa rất lớn, cho dù mở ô cũng bị xối ướt đẫm. Tóc cậu ấy ướt nhẹp dính bên má, làm cho khuôn mặt càng trắng nõn hơn, đôi mắt cũng chứa đầy hơi nước.
    – Đi tắm rửa cái đi.

    Tôi đưa khăn tắm cho cậu ấy:

    – Cẩn thận bị cảm.

    Cậu ấy giữ chặt lấy tay tôi, ngửa đầu nhìn tôi.

    Ý là “Còn cậu thì sao”.

    – Tôi chờ cậu tắm xong rồi tắm cũng được.

    Tôi đáp.

    — Sẽ cảm đấy. Cậu ấy khua tay nói.

    Ống dẫn nước ấm ở phòng tắm trên lầu đã hư, còn chưa sửa được. Lúc trước có một khoảng thời gian chúng tôi đều thay phiên nhau tắm ở dưới lầu. Bởi vì không vội nên cũng không có gì bất tiện cả.

    — Cùng nhau đi. Cậu ấy nói.

    Trước khi tôi khờ khạo ý thức được điều này đồng nghĩa với cái gì thì khí nóng đã bốc lên mù mịt, tràn đầy căn phòng tắm nhỏ bé.

    Cậu ấy quay lưng về phía tôi cởi đồ, hơi xấu hổ để nước ấm trong vòi sen xối lên người.

    Nói cậu ấy hơi xấu hổ là vì mặt cậu ấy đỏ bừng. Tuy rằng cũng có thể là do quá nóng, nhưng… Tôi càng nghiêng về một suy đoán khác hơn.

    Bây giờ rời đi còn kịp. Tôi nghĩ vậy.

    Nhưng tại sao lại phải rời đi chứ? Không phải các cậu đều là con trai à? Có gì mà phải xấu hổ? Một giọng nói khác nói như vậy.

    Tôi cúi đầu cởi quần áo ướt đẫm, đứng dưới vòi hoa sen. Dòng nước ấm áp dội lên người, thoáng chốc nổi da gà toàn thân.

    Cậu ấy không nói lời nào… Thỉnh thoảng tôi cứ quên rằng cậu ấy vốn không thể nói chuyện được, sau đó ngay tức khắc lại nhớ ra. Tiếng hít thở nhỏ bé của cậu ấy đang vang lên bên cạnh tôi.

    Tôi cũng không nói gì cả. Trong phòng tắm chỉ còn tiếng dòng nước phun xuống trôi đi, cùng với tiếng hít thở của hai con người.

    Cả quá trình tắm rửa nhanh chóng mà lại ăn ý. Tôi cẩn thận không chạm vào cậu ấy.

    Thậm chí tôi không dám nhìn cậu ấy. Tôi không dám khiêu chiến sức chịu đựng của tôi. Còn cậu ấy… Cậu ấy cũng không đụng vào tôi, chỉ là vẫn luôn giữ im lặng.

    Sau khi tắm xong, cậu ấy quấn khăn tắm, khoanh chân ngồi trên sàn gỗ bên cửa sổ sát đất, ngẩn người nhìn mưa to bên ngoài.

    Tiết Định Ngạc “meo” một tiếng, nhẹ nhàng nhảy vào lòng cậu ấy nằm.

    Tôi ngồi xuống bên cạnh họ. Cậu ấy nghiêng đầu liếc nhìn tôi, sau đó ánh mắt lại dừng ở cửa sổ thủy tinh, ngắm mưa to xa xôi mà mơ hồ.

    Tôi nhìn ra ngoài cửa sổ. Giọt nước mưa rơi xuống bậc thang, đập vào thủy tinh, bắn bọt nước tung tóe. Giọt nước nhỏ xíu lại từ từ trượt xuống trên thủy tinh, lại tụ tập ở một điểm nào đó, lăn xuống. Vòng đi vòng lại, tuần hoàn liên tục.

    Tôi nhìn một lúc lâu, bỗng cảm thấy bờ vai nặng trịch. Quay đầu nhìn, cậu ấy đang từ từ nhắm mắt tựa lên vai tôi. Lông mi dài mà đen thui im lặng khép lại. Lông dài trên cái đuôi của Tiết Định Ngạc nhẹ nhàng quét qua hai má tôi.

    Tôi ngồi yên không nhúc nhích. Hô hấp của cậu ấy dần dần trở nên nhẹ nhàng mà kéo dài. Tôi nghĩ cậu ấy đã ngủ rồi.

    Tôi vươn tay, cẩn thận sờ tóc cậu ấy.

    Tiết Định Ngạc nhảy xuống khỏi người cậu ấy, lặng lẽ trở về ổ mèo của tôi.

    Tôi ôm lấy cậu ấy… Cậu ấy rất nhẹ, ôm vào trong lòng sẽ co thành một đống nhỏ xíu… Đặt lên sofa mềm mại, đắp một chiếc chăn lông mỏng nhẹ cho cậu ấy.

    Tay chân cậu ấy hơi lạnh lẽo, lúc ngủ vẻ mặt như một đứa bé. Vô tri vô giác, ngây thơ mà hồn nhiên.

    Tôi cúi người xuống, thành kính hôn lên trán cậu ấy.

    Cậu ấy ngủ một buổi sáng, tôi ngồi bên cạnh cậu ấy một lúc, nhớ tôii mấy cuốn sách thú vị mà cậu ấy từng nhắc tôii với tôi, tạm thời quyết định đi thư phòng tìm một quyển sách để giết thời gian.

    Thư phòng nhà cậu ấy có rất nhiều sách, từ cổ tôii kim, trong nước ngoài nước, thiên văn địa lý, tiểu thuyết chí quái, thứ gì cũng có, hiểu biết rất rộng.

    Tôi nghĩ rằng bố mẹ cậu ấy nhất định là người rất có học thức.

    Cậu ấy chưa bao giờ nhắc tôii bố mẹ cậu ấy với tôi, nhưng cũng không có cố ý kiêng dè gì cả. Trên giá sách thư phòng có đặt một tấm ảnh chụp chung của bố mẹ cậu ấy. Khi đó cậu ấy vẫn còn là một đứa bé con, bị bố ôm vào lòng, cười vừa ngoan vừa ngọt. Nếu cha mẹ cậu ấy còn sống thì họ nhất định sẽ là một gia đình cực kỳ hạnh phúc đầm ấm.

    Tôi đặt quyển sách rút ra từ giá sách lên bàn, liếc thấy có một cuốn “Thế Thuyết Tân Ngữ” đã được đặt trên bàn, bị mở đến chính giữa.

    Tôi đi tôii, thấy trong trang sách kia có một câu bị ai đó đánh dấu bằng bút ký tên.

    Câu nói đó là thế này: “Thánh nhân vong tình, tối hạ bất cập tình; tình chi sở chung, chính tại ngã bối.” (*)

    Tên phần này là “Thương Thệ – Đệ Thập Thất”.

    Tôi nhìn dòng chữ kia, dần dần nhận ra bi thương đến muộn đang sôi trào trong cơ thể.

    Thuộc truyện: Chàng tiên cá bé nhỏ